Di tích Đình Thanh Am

12:00 28/06/2025

Đình Thanh Am vốn là kiến trúc văn hoá - tôn giáo của một cộng đồng làng xã cổ truyền.

1. Lịch sử xây dựng đình Thanh Am

Đình Thanh Am vốn là kiến trúc văn hoá - tôn giáo của một cộng đồng làng xã cổ truyền. Đình được xây dựng trên một khu đất rộng trong khu vực cư trú của làng, quay mặt về hướng Nam. Hiện tại, mặt bằng kiến trúc của di tích bao gồm: 2 sân gạch rộng, đình chính hình chữ công gồm Đại đình, Phương đình và Hậu cung. Hai bên nhà Phương đình có 2 Giải vũ chạy song song, phía sau là chùa Thanh Am.

Hiện nay, trong các kiến trúc đình thanh Am còn ghi các niên đại sau:

Các đạo sắc phong thần với đạo sắc sớm nhất có niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 2 (1730) còn lưu giữ lại di tích cho thấy: Đình Thanh Am được xây dựng từ sớm để thờ vợ chồng Đào Kỳ – Phương Dung, hai vị tướng kiệt xuất trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh nhân văn hoá vào thế kỷ XVI làmThành Hoàng làng.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, ngay từ hồi mới khởi dựng, đình Thanh Am chỉ có một toà Đại Đình duy nhất với 5 gian 2 chái. Toà Đại đình được làm theo kiểu tầu đao lá mái (một loại hình kiến trúc gỗ thuần Việt) với 6 hàng chân cột. Liên kết giữa các cột 9 (tức kết cấu) của đình Thanh Am là thượng rường hạ kẻ. Kiểu kết cấu kiến trúc này là kiểu kết cấu kiến trúc mà chúng ta thường thấy xuất hiện từ thời Lê trở đi. Nó thường được nhắc lại vào thời Nguyễn và Nguyễn muộn sau này. Qua khảo sát đình Thanh Am có thể được khởi dựng từ thế kỷ XVII và được sửa chữa lớn từ thế kỷ 19. Bằng chứng được đưa ra ở đây là có 1 số cấu kiện kiến trúc có niên đại thế kỷ 17 được sử dụng như: con rường trên cùng, đồng thời đầu dư có chạm rồng đỡ câu đầu ở gian đầu hồi phía bên phải. Nhìn những đao mác của đầu rồng này cho thấy nó được tạo tác từ thế kỷ XVII. Ngoài đầu rồng này ra, phía bên trong đình còn có một câu đầu chịu lực như 1 quá giang của gian thứ 2 tính từ trái qua phải là đã được sử dụng lại ở lần tu sửa lớn đầu thế kỷ XIX. Hiện nay, ở Hậu cung của đình còn lưu giữ 1 con rường trên cùng đồng thời cũng là mọt đầu dư chạm rồng, chắc chắn rằng đầu dư chạm rồng này có niên đại tương tự như niên đại của chiếc đầu dư đã được sử dụng lại ở con rường trên cùng gian hồi bên phải. để khẳng định thêm niên đại khởi dựng thế kỷ XVII của đình Thanh Am qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, tất cả các hàng cột: cột cái, cột quân và cột hiên (ngoại trừ hàng cột gian giữa) còn có dấu vết của nhiều lỗ đục chân cột. Đây là những lỗ đục của những cột được dùng trong khi đình được lắp ván sàn ở các gian chái và các gian tiếp theo. Theo giáo sư sử học Hà Văn Tấn thì "Sàn đình là một kết cấu vốn có của những ngôi đình cổ còn bảo lưu ở làng thời Mạc. Sàn đình chẳng những giúp chúng ta biết được tính chất bản địa của loại hình kiến trúc công cộng dân dụng này mà nó còn là một chứng cớ chứng minh rằng loại hình kiến trúc này có mặt khá sớm trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt cổ".

Di tích Đình Thanh Am- Ảnh 1.

2. Quá trình tồn tại di tích lịch sử đình Thanh Am

Đình Thanh Am được xây dựng để tôn thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm vào thế kỷ XVI. Lúc đầu chắc không có quy mô to lớn. Nhưng đến thế kỷ thứ XVII, các tổng, các xã cùng nhau gom góp xây dựng nên ngôi đình bề thế gồm 5 gian 2 chái như chúng ta hiện thấy. Như vậy, niên đại khởi dựng thế kỷ XVII cũng là niên đại phù hợp với sự phát triển chung của các ngôi đình làng ở châu thổ Bắc Bộ

Năm 1996, được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền và nhân dân địa phương đã tiến hành tu bổ một số cấu kiện trên kiến trúc toà Đại đình, cột lim to có đá tảng chân cột, kèo bãy chạm trổ, lợp ngói lại, xây giếng, cổng đình…. Đến những năm 2000 – 2004, chính quyền cũng đã cố gắng trích một phần kinh phí nhỏ để tu sửa lại tường cổng, lát sân và xử lý hệ thống thoát nước…

Việc làm của người dân Thanh Am đã thúc giục quê Trạng Trình ở Trung Am - Vĩnh Bảo cũng phải tôn tạo và đề nghị xếp loại Di tích lịch sử . Ngày nay, DTLS ở Trung Am thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có tượng Trạng trình bằng đồng, có thảo Am, thư viện, công viên lớn, đường xá mở rộng – đây là 1 điểm thu hút khách du lịch bốn phương.

Di tích Đình Thanh Am- Ảnh 2.

3. Lịch sử và thân thế nhân vật được thờ tại đình Thanh Am

Đình Thanh Am thờ 3 vị thành hoàng làng là vợ chồng Đào Kỳ – Phương Dung và trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về công tích của Đào Kỳ – Phương Dung, hiện nay ở đình không giữ được một tài liệu nào. Dựa vào Thần phả của đền Lê Xá - nơi kết Chạ giữa 2 làng Thanh Am và Lê Xá thuộc Tổng Cói bên bờ bắc sông đuống thì công tích của 2 vị Thành hoàng làng có thể tóm tắt như sau:

Đào Kỳ sinh ở Cối Giang, miệt Đông Ngàn, nay là vùng Hội Phụ, Lê Xá, Đông Trù, Thị Thôn, Lộc Hà (Đông Anh). Đào Kỳ chăm làm, học giỏi, có chí lớn, năm 15 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hồi đó có một nhà họ Nguyễn quê ở Vĩnh Tế, huyện Long Trì, lấy vợ ở Cối Giang, sinh hạ 3 trai, đều giỏi kiếm cung và 1 gái là Phương Dung đoan trang, ngoan nết, võ văn đều giỏi…

Tô Định nghe danh Nguyễn Trát (bố của Phương Dung), đem lễ vật định ban tước lộc để chiêu dụ nhưng ông từ chối, nên bị giặc vây giết ở trang Vĩnh Tế cùng với 3 người con trai. Khi ấy, mẹ và Phương Dung ở Cối Giang được tin dữ vội lẩn trốn và tìm cách phục thù. Gặp Đào Kỳ, mến nhau vì đức, trọng nhau vì tài, Phương Dung đã cùng chàng kết dải đồng tâm, cùng nhau chung sức mưu trả thù nhà, đền nợ nước…

Nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, 2 vợ chồng đem theo hơn 100 người đến yết kiến và gia nhập nghĩa quân, cùng xông pha giết giặc, đánh đuổi Tô Định và được cử trông nom dải đất Đông Ngàn – bắc sông Đuống.

Ba năm sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Mã Viện phát quân xâm lược, vợ chồng Đào Kỳ – Phương Dung cùng nhiều tướng tá khác đã lên Lạng Sơn chống giặc, sau lại về Cấm Khê ứng cứu Hai Bà Trưng, nhưng bị hãm giữa chiến trường và lạc nhau. Đào Kỳ bị nhát dao chém ngang cổ, hăng máu phi ngựa về Đông Ngàn, đến Cổ Loa thì hoá, mối đùn thành ngôi mộ lớn. Phương Dung sau cũng tìm cách thoát vây về được Đông Ngàn qua Cổ Loa, thấy ngôi mộ mới hỏi thăm bà lão bán nước cạnh đường, biết đích xác chồng mình đã tử tiết, liền rút gươm tự vẫn, mối đùn thành ngôi mộ, sóng đôi với mộ của Đào Kỳ. Sau khi mất, Đào Kỳ và Phương Dung được nhiều nơi thờ phụng và được các triều vua trước đây ban sắc phong tặng là Trình Đô Bộ Quốc Đại Vương và An Lạc Phương Dung công chúa. Sự hy sinh của họ được người đời làm thơ ca ngợi:

Sinh vi lương tướng tử vi Thần

Vạn cổ cương thường hệ thử thân

Loa địa song đôi thu nguyệt ảnh

Anh hùng liệt nữ tướng quan phần

Tạm dịch:

Sống là tướng giỏi chết làm Thần

Muôn thuở cương thường nặng tấm thân

Đôi nấm thành Loa thu trăng chiếu

Hào kiệt anh thư một tướng quân

Nhân vật thứ ba được thờ trong đình Thanh Am là Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn gọi là Trạng Trình), một danh nhân văn hoá lớn của đất nước thế kỷ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm tức Văn Đạt, tự là Hành Phủ, hiệu Bạch Vân Tiên sinh và Tuyết Giang Phu Tử, quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Ông sinh năm 1491, mất năm 1585, thọ 95 tuổi.

Di tích Đình Thanh Am- Ảnh 3.

Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tiếng là thông minh, sớm được mẹ dạy thơ quốc âm, lớn lên theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Tương truyền, Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học đã đem sách Thái ất Thần Kinh, truyền cho học trò của mình. Sinh ra và lớn lên vào lúc nhà Lê sơ yếu, nhà Mạc lên ngôi, nên ông không nuôi chí làm quan thời loạn. Tuy tài cao, học giỏi nhưng mãi đến năm 1535 - khi đã 45 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi lần đầu và đỗ Trạng Nguyên. Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan đến chức Bộ Lại Thị Lang kiêm Đông Các Đại học sỹ ở triều 8 năm, với mong muốn góp phần sửa sang giường mối, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, Trạng Trình đã dâng sớ hạch tội 18 kẻ lộng thần. Không được vua Mạc chấp thuận, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan trí sỹ lúc 53 tuổi. Tuy đã từ quan, song ông vẫn quan tâm đến tình hình đất nước, mỗi khi quốc gia hữu sự, triều đình lại mời ra giúp. Chính vì vậy mà khi đã thôi không làm quan, nhưng nhà Mạc vẫn thăng chức Thái phó, cực Phẩm trong triều. Sau lại phong tước Quốc Công, do vậy, người đương thời vẫn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách trân trọng là cụ Trạng Trình Quốc Công.

Sau khi từ bỏ quan cao, tước cả để trở về, Nguyễn Bỉnh Khiêm mở trường dậy học và đã đào tạo nên nhiều nhân tài cho đất nước. Trong số các học trò của ông thì Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Thượng Thư Lương Hữu Khánh, Cử nhân Nguyễn Dữ - Tác giả tập truyện "Truyền kỳ mạn lục", Trương Tuân, Nguyễn Quyên là những người nổi danh hơn cả.

Là người tài cao học rộng, chán cảnh chính sự rối ren, nên Trạng Trình lấy việc đi thăm cảnh đẹp non sông, đất nước, ngâm vịnh …làm vui. Về văn thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm có hàng ngàn bài thơ chữ Hán và mấy trăm bài thơ quốc âm lưu hành ở đời. Thơ ông toát lên ý chí thanh cao của tâm hồn yêu nước, thương dân. ngoài ra ông còn chuyên tâm nghiên cứu về Kinh dịch và Thái ất Thần Kinh, nghĩa là nghiên cứu về tư tưởng triết học cổ đại. Trên lĩnh vực này, Trạng Trình đã đạt tới đỉnh cao khiến cho tầng lớp trí thức đương thời phải ca ngợi "Hai nước anh hùng không đối thủ" và chính Chu Xán – một sứ giả của nhà Minh đã phải công nhận tiếng tăm của Trình Quốc Công vang lừng tận Bắc quốc.

Ngày nay, trong dân gian, thậm chí ngay cả trong tầng lớp trí thức mới, không phải không có những người vẫn nhắc đến Trạng trình như là một vị Thánh. Những câu sấm ký, những lời khẩu truyền có ý nghĩa dự báo, người ta đều cho là của "Trạng Trình".

Như trên đã nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với quê hương Trung Am (Hải Phòng) của ông không nhiều. Nhưng trong thời gian làm quan ở kinh đô, ông gắn bó mật thiết với làng Thanh Am bên dòng sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) ở Hà Nội. Thời kỳ này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa con cháu tới định cư tại đây mở rộng thành một vùng trù phú và chính ông đã đặt tên mới cho làng là Hoa Am sau đổi thành Thanh Am. Do có nhiều công đức với dân làng nên sau khi mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được tôn thờ làm Thành Hoàng ở đình Thanh Am, cùng với 2 vị tướng của Hai Bà Trưng là Đào Kỳ và Phương Dung.

Người dân Thanh Am tự hào về ngôi đình, về Thành hoàng làng tiêu biểu cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm, là lòng yêu nước thương dân của sĩ phu khoa bảng. Hai truyền thống này kết tinh đầy đủ trong ba vị Thành Hoàng làng.

Vị trí trọng đại trong lịch sử dân tộc của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà nổi lên với các tướng lĩnh kiệt xuất như Đào Kỳ và Phương Dung cho thấy, việc bảo tồn ngôi đình cổ Thanh Am cũng là để bảo vệ một truyền thống văn hoá tốt đẹp, đó là sự biết ơn, ghi nhớ công lao của những người có công với nước.

4. Lễ hội đình Thanh Am

4.1. Lễ hội đình Thanh Am xưa

Lễ hội là một loại hình văn hoá truyền thống có sức cuốn hút đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của người dân, là sáng tạo của con người qua trường kỳ lịch sử. Trách nhiệm kế thừa vốn văn hoá cổ truyền của các thế hệ trước, khiến chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu các lễ hội cổ truyền.

Lễ hội đình Thanh Am xưa giống các lễ hội phổ biến của cư dân nông nghiệp các nghi lễ diễn ra ẩn chứa điều mong ước, niềm ngưỡng vọng ở trời đất cho mưa thuận gió hoà, nước nôi đầy đủ để hoa mầu tươi tốt, cây lúa nặng bông sai hạt, mùa màng bội thu…cuộc sống no đủ và tại đây các trò vui diễn ra sôi nổi cho cả người già lẫn con trẻ. Trải qua thăng trầm của lịch sử lễ hội đình Thanh Am dần bị mai một và đến năm 1990 nó mới được khôi phục lại.

4.2. Lễ hội đình Thanh Am ngày nay

a. Công tác chuẩn bị

Thanh Am sống vốn nghề trồng lúa nước nên trong lễ hội của làng có tục Rước nước. Như chúng ta đã biết đối với nông nghiệp thì 4 yếu tố quan trọng là nước, phân, cần, giống theo như người xưa tổng kết thì nước đứng hàng đầu. Rước nước là phong tục chung phổ biến của cư dân nông nghiệp, ẩn chứa điều mong ước, niềm ngưỡng vọng ở trời đất cho mưa thuận gió hoà, nước nôi đầy đủ để hoa mầu tươi tốt, cây lúa nặng bông sai hạt, mùa màng bội thu, … cuộc sống no đủ. Do vậy mà Rước nước trong ngày hội của Thanh Am có nét chung như ở các làng khác ở vùng đồng bằng châu thổ, nét riêng biệt có chăng là ở ven sông nên rước nước từ sông về.

Di tích Đình Thanh Am- Ảnh 4.

Hội làng Thanh Am diễn ra vào cuối Xuân (tháng 3) được tổ chức trong hai ngày từ ngày mồng 9 đến ngày 10 âm lịch. Mồng 10 là chính hội.

Không khí hội làm làng xóm náo nức hẳn lên. Mỗi người quên đi những vất vả nhọc nhằn chạy theo thời vụ, cuốn theo mặt trời hai sương một nắng lận đận quanh năm để không sống cho riêng mình mà đang đem cuộc sống cá nhân hoà vào nghĩa vụ chung. Từng người, từng nhà say sưa với công việc chung lo cho ngày hội của làng mình. Trước ngày hội: đường xá được phát quang, quét dọn sạch rác đường và cống rãnh, cờ ngũ sắc cắm từ cổng làng dọc theo đường làng cho đến Đình và Chùa. Các cụ ông chuẩn bị quần trắng, áo thâm, khăn xếp, các chức sắc và Tư văn lo văn tế, tập tành nghi thức lễ bái. Đội tế nam xem xét chọn người, thay người đang có tang hoặc ốm đau rồi ôn lại từng động tác theo từng câu hô xướng, theo nhịp chống chiêng…Nơi khác, các bà các cô rửa bát đĩa ấm chén, chuẩn bị hương hoa trái quả, cau trầu, bàn ghế, chiếu ngồi… Trai làng lo dựng rạp, mổ lợn gà… miệng cười miệng hát rộn rã xóm làng từ khi gà gáy tới lúc tàn canh.

b. Trật tự nghi lễ

Ngày mồng 9 là ngày mở hội, việc đầu tiên là nghi lễ rước nước. Mọi người ăn mặc chỉnh tề, thái độ nghiêm trang theo tuần tự, hàng cờ đi trước đến đội "A dứ" – gồm 4 hoặc 8 thanh niên mặc quần áo trắng thắt nhăn bao đỏ và xanh ngang lưng, cầm cờ xanh đỏ. Theo nhịp trống chạy ngược chạy xuôi chạy vòng cung tay phất cờ từ trái sang phải và ngược lại, miệng hú "A dứ". Tiếp đến hàng bát bửu rồi đến trống chiêng và kiệu Thánh. Đi sau kiệu Thánh là các bô lão, các chức sắc, các vị Tư văn rồi đến dân làng xã, tín vãi thập phương… xuất phát từ sân Đình nhằm hướng lên đê và xuôi một đoạn xuống bờ sông Đuống. Đến bờ sông nơi đã cắm sẵn cờ Thần, một chiếc thuyền gỗ có trang trí đã bố trí sẵn từ trước, cờ dàn 2 bên, kiệu Thánh dừng lại, pháo lệnh nổ. Cụ Tiên chỉ làng (nay thay cụ Từ) trong y phục màu đỏ, đội mũ tế, đi hia chầm chậm bước lên thuyền, theo sau là một số trai làng gọn gàng trong y phục trắng thắt khăn đỏ gõ trống chiêng. Pháo lại nổ. Thuyền được chèo ra giữa sông và đi ngược lên một đoạn xa, chọn nơi có dòng nước trong mới dừng lại để cụ Tiên chỉ múc nước vào cái choé bằng gốm sứ Bát Tràng. Múc đầy choé nước thì phủ vải đỏ lên nắp. Thuyền quay vào bờ. Trai làng khênh lên đặt vào kiệu. Đoàn rước lại tề chỉnh như ban đầu rước nước về Đình là nơi xuất phát. Khi về tới Đình, kiệu để ở sân cùng tàn lọng. Riêng choé nước là rước vào để làm lễ mộc dục (tức tắm rửa lau chùi ngai tượng Thánh).

c. Các trò hội

Ngày mùng 10 vào hội có tế lễ theo bài bản như nhiều làng quê khác. Các tối: trước, trong và sau ngày hội có hát tuồng, hát chèo, hát quan họ. Phần rước sách trang nghiêm diễn ra vào ban ngày dành cho các chức sắc, ông già bà cả và các đoàn Phật tử các nơi… Nhưng đến đêm là các trò vui giải trí thu hút đông đảo từ người già đến trẻ nhỏ, nhất là đám trai gái làng và cả vùng phụ cận. Họ đến với hội làng để xem hát là một phần, còn là để bộc lộ tâm tình, gửi gắm lời hò hẹn giao duyên…Hội làng Thanh Am xưa là thế đó. Lễ và Hội được kết thúc trong một tâm trạng thoải mái và phấn khởi. Ngày nay truyền thống đó vẫn giữ được và có chiều đổi mới hơn, thêm nhiều trò vui lành mạnh hơn, thay vào hát ví là chiếu video, là hát quan họ, … thay vào Tổ tôm, xóc đĩa là thi đấu cầu lông, đồng diễn thể dục, ngâm thơ tự biên tự diễn… của thanh niên và của người cao tuổi.

Bên cạnh nét đẹp văn hoá lễ hội đình Thanh Am, người dân Thanh Am còn gìn giữ được 1 phong tục rất đẹp của ông cha để lại đó là Tục kết Chạ - tục kết nghĩa giữa các làng của người Việt ta, biểu hiện tính cộng đồng đây là một trong những truyền thống lâu đời và là một phong tục đẹp, phổ biến và có ý nghĩa quan trọng vì nó không những đã liên kết được nhiều làng tạo thành sức mạnh tổng hợp mà còn để làm nhiệm vụ lớn hơn ở phạm vi rộng trong quá khứ, hiện tại và trong cả tương lai. Tục kết chạ đến nay vẫn còn nguyên giá trị tham khảo để xây dựng tổ dân phố văn hoá mới, điểm sáng của phường Thượng Thanh.

d. Giá trị văn hoá của lễ hội

đình Thanh Am không biết có từ bao giờ, ít nhất cũng được khởi dựng từ thế kỷ thứ XVII. Lúc đầu chắc không có quy mô to lớn. Nhưng đến thế kỷ thứ XVII, các tổng, các xã cùng nhau gom góp xây dựng nên ngôi đình bề thế gồm 5 gian 2 chái như chúng ta hiện thấy. Như vậy, niên đại khởi dựng thế kỷ XVII cũng là niên đại phù hợp với sự phát triển chung của các ngôi đình làng ở châu thổ Bắc Bộ. Nơi đây thờ hai vị tướng kiệt xuất Đào Kỳ và Phương Dung dưới thời Hai Bà Trưng và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm làm Thành hoàng làng. Việc tôn thờ này không những thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" mà vượt lên trên hết là sự tôn sùng những danh nhân văn hoá, đề cao đức hy sinh và trình độ học vấn của nhân dân nơi đây.

Ngoài những giá trị văn hoá vật chất to lớn còn được bảo lưu khá nguyên vẹn ở sđình Thanh Am, hàng năm ở đình còn có tổ chức lễ hội lớn vào ngày 10 – 3 (Âm lịch). Trong lễ hội của đình Thanh Am còn bảo lưu hầu hết những giá trị văn hoá của một làng ven kinh thành Thăng Long xưa./.

Tin đọc nhiều

Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri các phường Việt Hưng, Long Biên, Phúc Lợi và Bồ Đề sau kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026.

14 giờ trước

Chiều ngày 18/7/2025, tại Hội trường tầng 2 - Khu liên cơ quan- trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Việt Hưng, Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp với cử tri các phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên, Phúc Lợi sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hội CCB phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt

17:30 18/07/2025

Sáng 16/7/2025, Hội Cựu Chiến binh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập, quyết định chỉ định Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, UBKT và các chức danh chủ chốt Hội Cựu Chiến binh phường nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

22:52 17/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt

08:48 17/07/2025

Chiều ngày 13 tháng 7 năm 2025, tại hội trường tầng 3 – trụ sở Đảng ủy phường Việt Hưng, Đoàn Thanh niên phường đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng, đồng thời công bố các quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra lâm thời, Họp BTV, BCH Đoàn phường lần thứ I

Tin khác
Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri các phường Việt Hưng, Long Biên, Phúc Lợi và Bồ Đề sau kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri các phường Việt Hưng, Long Biên, Phúc Lợi và Bồ Đề sau kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều ngày 18/7/2025, tại Hội trường tầng 2 - Khu liên cơ quan- trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Việt Hưng, Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp với cử tri các phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên, Phúc Lợi sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
14 giờ trước
Hội CCB phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Hội CCB phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Sáng 16/7/2025, Hội Cựu Chiến binh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập, quyết định chỉ định Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, UBKT và các chức danh chủ chốt Hội Cựu Chiến binh phường nhiệm kỳ 2022 - 2027.
17:30 18/07/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết
22:52 17/07/2025
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Chiều ngày 13 tháng 7 năm 2025, tại hội trường tầng 3 – trụ sở Đảng ủy phường Việt Hưng, Đoàn Thanh niên phường đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng, đồng thời công bố các quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra lâm thời, Họp BTV, BCH Đoàn phường lần thứ I
08:48 17/07/2025
Danh mục mã Cơ quan thu, Cơ quan kho bạc
Danh mục mã Cơ quan thu, Cơ quan kho bạc
Danh mục mã Cơ quan thu, Cơ quan kho bạc và nguyên tắc thực hiện nộp thuế theo mô hình mới áp dụng từ ngày 01/07/2025
20:11 16/07/2025
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Hội LHPN phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Hội LHPN phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Chiều ngày 11 tháng 7 năm 2025, tại hội trường tầng 3 – trụ sở Đảng ủy phường Việt Hưng, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập tổ chức Hội LHTN phường, đồng thời công bố các quyết định chỉ định Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của Hội LHPN phường.
14:33 15/07/2025
Phường Việt Hưng tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025
Phường Việt Hưng tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025), ngày 10/6/2025, Công an phường Việt Hưng đã tham mưu Đảng ủy, UBND phường tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2005 – 2025” với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa
01:40 15/07/2025
Thủ tục đăng ký xe tại Công an phường: Nhanh chóng, thuận tiện
Thủ tục đăng ký xe tại Công an phường: Nhanh chóng, thuận tiện
Kể từ ngày 1.3.2025, các đơn vị công an từ cấp xã, phường đến Phòng Cảnh sát giao thông đảm nhận việc đăng ký, cấp biển số xe trên địa bàn Hà Nội. Đến nay sau hơn 10 ngày triển khai thực hiện, mọi công việc đều thuận lợi. Từ hướng dẫn, giải quyết các thủ tục đăng ký xe máy, mô tô, xe máy chuyên dùng… Công an các phường cũng tạo mọi điều kiện bố trí chỗ làm việc, tiếp dân thuận tiện nhất
01:33 15/07/2025