Lễ hội đình Kim Quan

18:16 28/06/2025

Cũng như nhiều địa phương khác, làng Kim Quan, phường Việt Hưng, thành phố Hà Nội tấp nập chuẩn bị cho lễ hội truyền thống hằng năm

Mùa xuân - mùa của lễ hội, hầu khắp các làng quê Việt Nam như bừng sáng, nhộn nhịp, tươi vui hẳn lên sau bao ngày tháng vất vả nhọc nhằn "một nắng hai sương", "trên đồng cạn dưới đồng sâu…". Chỉ có những ngày xuân là dịp nông nhàn, thời tiết ấm áp, cây xanh cành nảy lộc, đất trời mở hội… Ai ai cũng thấy vui vẻ, trẻ trung và khoẻ thêm lên. Người già, người trẻ rủ nhau đi xem hội xa, hội gần…

Cũng như nhiều địa phương khác, làng Kim Quan, phường Việt Hưng, thành phố Hà Nội tấp nập chuẩn bị cho lễ hội truyền thống hằng năm.

Lễ hội đình Kim Quan- Ảnh 1.

Đình Kim Quan

Dù ai buôn ngược, bán xuôi,

Nhớ về lễ hội mồng Mười tháng Hai.

Tập quán, thuần phong mỹ tục bao đời nay là vậy. Ngày hội trở thành thiêng liêng, uy nghi và trân trọng, khắc đậm vào tâm thức mọi người ấn tượng của cội nguồn, gốc tích và truyền thống của quê hương. Đây cũng là dịp gặp gỡ giao lưu văn hoá với nhau, là dịp để đánh giá những kết quả đã làm được của một hay nhiều năm trước để càng vui mừng và tự hào thêm về quê hương xứ sở, để càng thấy trách nhiệm cần tôn tạo, phát huy các di sản văn hoá của đất nước.

Thật vậy, không phải người Kim Quan ai cũng hiểu về bản quán, nếu không có dịp lễ hội hằng năm. Về đây, mọi người mới tỏ tường chuyện 500 năm trước, dưới thời Lê thánh Tông, việc khai hoang lập ấp được nhà vua đặc biệt chú ý. Cũng như trên cả nước, ở vùng chung quanh thành Thăng Long, các trại, sở xuất hiện ngày càng nhiều. Đến đời Lê Hiển Tông (1498 - 1504), những biện pháp khuyến nông vẫn được nhà vua tiếp tục thực hiện. Bấy giờ có Phò mã Đô uý Lê Đạt Chiêu, tước Lâm Hoài Bá trông nom việc đồn điền, thấy dân ở thôn Bạch Thổ (bãi giữa sông Hồng, cạnh thôn Giang Cao - xã Bát Tràng ngày nay), hằng năm cứ vào mùa nước là bị lũ lụt, cuộc sống vô cùng cực khổ, khó khăn, rồi đất bãi bị lở, ruộng làm không có mấy, sống trong cảnh tang thương, màn trời chiếu đất… Vị Phò mã bèn tâu với vua cha, cho dân ở đây được vào khai khẩn vùng đất ở bờ Nam sông Đuống. Khi ấy, nơi đây là một vùng đất hoang rậm ngập trong lau lách. Những địa danh Sài Đồng (Đồng Củi). Hoa Lâm (rừng hoa lau)… gợi nhớ một thời hoang sơ đó. Cùng với Lê Đạt Chiêu có quan họ Trình, tên Đô, huý Tư giỏi phong thuỷ, đã giúp dân tìm hướng dựng nhà, bước đầu quy hoạch làng xóm. Và, có tên Kim Quan từ bấy giờ. Kim Quan là cửa vàng, ý mong muốn, ở nơi đất mới này dân cư đông đúc dần sẽ mở ra cuộc sống giầu sang, no ấm lâu dài. Các dòng họ Âu, Nguyễn, Lý, Đinh… là những họ đã chung lưng đấu cật để khai phá ruộng đồng, xây dựng làng xóm, dựng nhà thờ họ và dựng đình - chùa - nghè - văn chỉ… sớm nhất. Dân làng Kim Quan lại tiếp tục khai hoang khẩn hoá vùng đất phía Bắc sông Đuống, ngày ấy còn chưa có cầu, phải qua sông bằng thuyền thúng hoặc cưỡi trâu bơi qua sông để canh tác. Về sau, làng có cụ Đinh Nguyên Hạnh học rộng tài cao, đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Thịnh 11 (1715), được thăng Thượng thư, xin với vua Lê Dụ Tông cho dân Kim Quan di tản bớt sang vùng đất mới. Từ đó, có Kim Quan Đông và Kim Quan Thượng. Hai làng vẫn chung một phong tục, tập quán, quan hệ họ hàng gắn bó… Gần đây (1954), Kim Quan Đông mới thuộc đơn vị hành chính xã Yên Viên, huyện Gia Lâm.

Theo phong tục người Việt, khi có làng là phải có đình. Đình Kim Quan có thể được dựng ngay từ ngày lập làng, tức đầu thế kỷ XVI. Vị thần bảo hộ cho cuộc sống tâm linh cả dân làng là Linh Lang Đại Vương, hoàng tử con vua Lý Thánh Tôn, sau đó là Lê Đạt Chiêu và Trình Đô sứ. Dân làng nhớ ơn những người đã có công và tôn thờ làm Thành hoàng làng. Qua 5 bài vị đặt ở ngai, chúng ta biết Kim Quan còn thờ cả hai nữ thần: Phương Dung Đào Hoa Công chúa và Thiên Tiên Công chúa. Phải chăng, 2 bà chính là vợ của 2 nhân thần đã kể trên? Lại có giả thiết cho rằng, 2 bà chính là Tổ sư của nghệ thuật Ca trù Việt Nam . Thần tích nói về hai bà quá sơ lược, chỉ biết rằng, khi đất nước có giặc (?), bằng trí thông minh và tài đàn hát, các bà đã đi vào trại giặc lấy tiếng hát làm não lòng quân giặc và dụ quân giặc ra hàng, góp phần làm nên chiến thắng của đại quân. Các bà đã hy sinh ngày 12 tháng Chạp và được tôn làm Thành hoàng làng. Đình Kim Quan hướng ra cánh đồng rộng, dạng "Tiền Nhất, hậu Công". Đình khá rộng nhưng mái thấp, cột nhỏ, khiến ai đến thăm cũng cảm thấy được nỗi vất vả của người dân thuở ban đầu tới đây lập nghiệp khai cơ. Nhưng, vẫn dễ dàng nhận thấy tài hoa của các nghệ nhân qua nét chạm hình tứ linh ở các đầu bẩy, hình mây lá cách điệu ở các mảng trang trí, những đề tài phổ biến trong thế kỷ XVII - XVIII. Đình Kim Quan còn giữ nguyên vẹn các ngai thờ, bộ long đình và 23 sắc phong, trong đó có 9 đạo sắc của Lê Đạt Chiêu. Vào hội hằng năm, đình là trung tâm, không gian rộng mở, trời đất như hoà quện vào nhau. Chùa Kim Quan có tên chữ là Ân Quang tự. Trước năm 1960, đất chùa khá rộng, gồm chùa chính, nhà tổ, đền mẫu. Cách tam bảo 100m, còn cổng và tháp mộ sư tổ. Tiếc thay, vẻ cổ kính và thâm nghiêm xưa không còn nữa bởi nhà dân và cơ quan đã bao kín. Tượng vị sư tổ và tượng mẫu phải chuyển vào thờ chung ở tiền đường của chùa. Chùa còn giữ được 13 pho tượng. Đáng chú ý là tượng A Di Đà, cao 1,42mm tạc bằng gỗm sơn son thếp vàng, ngồi kiết già. Tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cao 1,35m, tạc ở thế đứng. Đặc biệt, ở Phật điện có toà cửu long cạnh Đức Thích Ca sơ sinh, cao 1,12m. Thích Ca đứng trên toà sen, xung quanh có đầy đủ tượng Phật, Bồ Tát, đầy đủ ban bệ thuộc thế giới nhà Phật, phù trợ là Nam Tào, Bắc Đẩu. Các pho tượng này được tạc cách đây từ 200 - 300 năm. Chùa có quả chuông cao 1,08m, miệng rộng 0,54m, đúc năm Khải Định thứ 4 (1919). Trên chuông có bài minh và ghi rõ khách thập phương và dân thôn công đức tu sửa chùa. Phật tử tới lễ chủ yếu là dân quanh vùng, với lòng cởi mở và hướng thiện. Từ đình đến chùa cách chừng 300m phải qua khu văn chỉ. Văn chỉ Kim Quan ở bên phải, sau đình, có 10 bệ thờ những vị đỗ đạt của làng. Năm 1959, văn chỉ bị phá bỏ để làm nhà trẻ của Hợp tác xã, sau lại là trụ sở Câu lạc bộ Người cao tuổi…

Cụm di tích lịch sử đình - chùa Kim Quan đã được Bộ Văn hoá xếp hạng năm 1992. Từ sau đó, việc trùng tu, tôn tạo được tiến hành đều đặn do nội lực của dân làng kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền và khách thập phương.

Hằng năm, cứ đến ngày 08 tháng 02 Âm lịch, Kim Quan vào hội làng cho đến ngày 10 tháng 02 mới kết thúc. Đường xá, cống rãnh được dọn sạch sẽ mặc dầu đã bê tông hoá từ lâu; cờ phần phật bay ở các ngõ xóm, các ngả đường làng; quanh khu di tích được thắp nhiều đèn điện và trang hoàng rực rỡ qua băng, biểu ngữ, cờ, tàn tán, ngựa, kiệu…; các trò dân gian và trò mới góp vui cho ngày hội, như đánh đu, đu quay, chọi gà, ném vòng cổ chai, cầu lông, bóng bàn, biểu diễn văn nghệ… được bố trí cẩn thận, ngay cả hàng quán bán đồ lưu niệm hoặc giải khát cũng được sắp xếp có nơi, có chốn… Mọi thành viên trong Ban Lễ hội đều cố gắng hết mình, chuẩn bị chu đáo cho ngày hội, kể cả việc giữ gìn an ninh xã hội, như ngăn ngừa tiêu cực: mê tín, cờ bạc, rượu chè, ăn xin, kinh doanh lễ hội…

* Ngày đầu tiên của hội: Một đoàn đại biểu cán bộ và nhân dân Kim Quan đại diện cho dân, ăn mặc chỉnh tề, mang hương hoa đến Tượng đài Bác thành kính dâng lên Người và báo cáo những thành tích đạt được trong năm qua của nhân dân, đồng thời hứa với Bác, nguyện trung thành với Đảng, với con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác đã vạch ra. Việc làm này là thể hiện đúng như lời thơ Tố Hữu đã viết:

"Lòng ta ơn Bác đời đời,

Ngược xuôi đôi mắt, một lời song song.

Nghìn năm xưa nước non Hồng,

Còn đây ơn Đảng nối dòng dài lâu.

Nghìn năm non nước mai sau,

Đời đời ơn Bác càng sâu càng nồng".

Sau đó, đoàn đại biểu tiếp tục đến viếng Đài liệt sĩ của xã, dâng vòng hoa và thắp nén hương thơm bày tỏ lòng biết ơn đối với 105 liệt sĩ của địa phương (trong đó có 30 liệt sĩ của làng) đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc, cho nhân dân được hưởng cuộc sống như ngày nay:

Trước đài thành kính dâng hương,

Ngạt ngào lan toả khói thơm khắp trời.

Các anh đuổi giặc xong rồi,

Bây giờ xây dựng trao người còn đây.

Dốc lòng cho nước non này,

Mạnh - giầu như các bạn bầy năm châu.

Sở cầu - nguyện ước trước sau,

Gắng công xây dựng dài lâu quê mình.

Khi đoàn đại biểu đã hoàn tất hai việc làm trên trở về đình sẽ bắt đầu khai mạc lễ hội. Các cụ, các ban ngành, đoàn thể, các đội tế, đội dâng hương đã chỉnh tề trang nghiêm. Ông Trưởng ban Lễ hội đọc diễn văn khai mạc, nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của hội truyền thống và nhắc nhở mọi người đừng quên trách nhiệm trong việc bảo vệ các công trình văn hoá của địa phương, phát huy thuần phong mỹ tục… Và, ông dõng dạc tuyên bố lễ hội trong năm chính thức bắt đầu.

Trống chiêng rung lên rộn rã, nhịp nhàng và sôi động, lễ rước nước bắt đầu. Đối với dân chuyên canh nông nghiệp thì nước là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất. Nước là chuyện sống còn của cây lúa và hoa mầu, của cuộc sống thường nhật…, nên phải trân trọng nước, phải bảo vệ nguồn nước, khai thác nguồn nước… Đối với lễ hội, nước còn là một ý nghĩa thiêng liêng, nhắc nhở mọi người "uống nước nhớ nguồn". Rước nước về để cúng các vị Thánh đã có công với dân với nước, đã bảo vệ cho dân làng.

Đám rước đi đầu là cờ - trống - chiêng - bát bửu, rồi đến kiệu có lọng, tàn che. Trên kiệu có choé nước phủ vải điều. Những trai, gái khiêng kiệu thì đầu quấn khăn đỏ, mặc quần trắng, áo đỏ, thắt lưng xanh. Đi sau kiệu là cụ Tiên chỉ, các cụ ông, cụ bà và trai, gái làng, cụ Tiên chỉ trong áo quần khăn đỏ. Các cụ ông mặc áo the đen, quần trắng, đội khăn xếp. Các cụ bà mạc áo vàng, áo xanh, khăn vàng, khăn đỏ, đeo chuỗi hạt vòng…

Đoàn người đi dài hàng cây số theo nhịp trống chiêng - từ đình đến giếng ở giữa làng. Giếng tròn rộng, được xây gạch bao quanh, có bậc xuống, mới bắc thêm ván làm cầu ra xa. Nước sạch trong và mát. Xưa kia, cả làng vẫn sớm chiều ra đây gánh nước về ăn. Nay các nhà đã có nước giếng khoan và nước máy theo đường ống dẫn về, nên không phải đi gánh nước nữa. Các cụ kể rằng: Đây là Long tỉnh (giếng Rồng), xưa đào 3, 4 nơi, cuối cùng mới tìm được Long tỉnh này. Mạch nước giếng trong, luôn đầy nước, có năm hạn hán, giếng này vẫn không cạn, không đục - Nhiều nơi khác đã từng khen "Giếng Kim Quan vừa trong vừa mát, Gái Kim Quan duyên dáng dịu hiền". Giếng là mắt rồng. Đình nằm ở đầu rồng - nghè ở đuôi rồng. Đoàn rước nước dừng lại trên bờ giếng, thắp hương. Cụ từ đọc văn tế xong, nhẹ nhàng xuống múc từng gầu nước giữa giếng đổ qua vải điều lọc ở trên miệng choé. Khi choé nước đầy thì 2 trai làng đậy nắp choé lại và trịnh trong khiêng lên đặt vào kiệu. Đoàn người lại tiếp tục rước về đình để dâng cúng Thánh trong ba ngày hội. Thật vinh dự cho chàng trai nào được tuyển chọn đi khiêng choé nước, phải là trai tân, khoẻ mạnh, có đạo đức… Vì vậy mà được nhiều cô gái để ý tới, nên có bài ca dao:

Hỡi ai khiêng nước hội làng,

Ước sao em được đỡ chàng một tay.

Khăn điều ai thắt trên đầu,

Ai têm cánh phượng cho trầu đỏ môi.

Ai về lễ hội quê tôi,

Nhớ khăn, nhớ cả ống vôi têm trầu.

Sau rước nước là lễ tế nam, đoàn nữ dâng hương. Buổi chiều, các gia đình đến lễ và tham dự các trò vui được tổ chức quanh khu di tích.

* Ngày thứ hai: Cũng có tế của làng và sau đó dành cho 4 dòng họ chính ở làng (Đinh - Nguyễn - Âu - Lý) dâng hương. Các họ lễ xong trở về nhà thờ của họ mình thụ lộc. Ở đình còn các hội đồng niên, hội chàng rể Kim Quan vào lễ… Ai ai cũng cầu cho "quốc thái dân an", gia đình êm ấm.

* Ngày thứ ba: Sau khi đội tế của làng tế xong là đến các đoàn khách thập phương, như Lệ Mật, Trường Lâm, Thanh Am, Tình Quang, Quán Tình, Mai Phúc… Đây đều là những làng gắn bó với nhau nhiều đời "như răng với lợi, như trầu với vôi". Tiếp tới là các trường Trung học cơ sở Việt Hưng, Mẫu giáo Việt Hưng, Trường nghiệp vụ thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bệnh viện Gia Lâm hành lễ. Lễ vật tuỳ tâm, người ta tin vào điều thiện, dù không quen nhau cũng trở nên gần gũi. Buổi chiều tế kết thúc và hoá vàng.

Suốt 3 ngày đêm vào hội, Kim Quan có năm thì mời đoàn chèo hoặc đoàn hát Quan họ ở Bắc Ninh về phục vụ, có năm thì Đoàn Văn nghệ đàn hát dân ca Hương quê của thị trấn Đức Giang đến góp vui, phục vụ hết mình, giành trọn tình cảm cho lễ hội.

Cảnh đẹp của ngày hội, không khí của ngày hội, con người đi dự hội… tạo nên sự hoà đồng, cộng cảm và niềm phấn khởi tươi vui khó quên. Lễ hội Kim Quan đơn sơ nhưng đậm tình người, trang nghiêm, thành kính mà vui tươi, háo hức xao xuyến, lâng lâng..., tạo ra nguồn vui tràn đầy nơi thôn dã, đó là một dấu ấn văn hoá nuôi dưỡng tinh thần dân tộc.

Đến đây thì ở lại đây,

Vui chung ngày hội sum vầy tình thân.

Trên đây là những nét chính trong hội Kim Quan, phường Việt Hưng, thành phố Hà Nội./.

Tác giả: Hoàng Lê

(Bài viết có sử dụng tư liệu của ông Trần Văn Mỹ, Nguyễn Khắc Tác, Âu Duy Sưỡng. 

Xin được chân thành cảm ơn!)

Tin đọc nhiều

Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri các phường Việt Hưng, Long Biên, Phúc Lợi và Bồ Đề sau kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026.

8 giờ trước

Chiều ngày 18/7/2025, tại Hội trường tầng 2 - Khu liên cơ quan- trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Việt Hưng, Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp với cử tri các phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên, Phúc Lợi sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hội CCB phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt

17:30 18/07/2025

Sáng 16/7/2025, Hội Cựu Chiến binh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập, quyết định chỉ định Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, UBKT và các chức danh chủ chốt Hội Cựu Chiến binh phường nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

22:52 17/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt

08:48 17/07/2025

Chiều ngày 13 tháng 7 năm 2025, tại hội trường tầng 3 – trụ sở Đảng ủy phường Việt Hưng, Đoàn Thanh niên phường đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng, đồng thời công bố các quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra lâm thời, Họp BTV, BCH Đoàn phường lần thứ I

Tin khác
Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri các phường Việt Hưng, Long Biên, Phúc Lợi và Bồ Đề sau kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri các phường Việt Hưng, Long Biên, Phúc Lợi và Bồ Đề sau kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều ngày 18/7/2025, tại Hội trường tầng 2 - Khu liên cơ quan- trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Việt Hưng, Tổ đại biểu số 9, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp với cử tri các phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên, Phúc Lợi sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
8 giờ trước
Hội CCB phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Hội CCB phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Sáng 16/7/2025, Hội Cựu Chiến binh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập, quyết định chỉ định Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, UBKT và các chức danh chủ chốt Hội Cựu Chiến binh phường nhiệm kỳ 2022 - 2027.
17:30 18/07/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết
22:52 17/07/2025
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Chiều ngày 13 tháng 7 năm 2025, tại hội trường tầng 3 – trụ sở Đảng ủy phường Việt Hưng, Đoàn Thanh niên phường đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Việt Hưng, đồng thời công bố các quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra lâm thời, Họp BTV, BCH Đoàn phường lần thứ I
08:48 17/07/2025
Danh mục mã Cơ quan thu, Cơ quan kho bạc
Danh mục mã Cơ quan thu, Cơ quan kho bạc
Danh mục mã Cơ quan thu, Cơ quan kho bạc và nguyên tắc thực hiện nộp thuế theo mô hình mới áp dụng từ ngày 01/07/2025
20:11 16/07/2025
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Hội LHPN phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Hội LHPN phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập và chỉ định các chức danh chủ chốt
Chiều ngày 11 tháng 7 năm 2025, tại hội trường tầng 3 – trụ sở Đảng ủy phường Việt Hưng, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập tổ chức Hội LHTN phường, đồng thời công bố các quyết định chỉ định Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của Hội LHPN phường.
14:33 15/07/2025
Phường Việt Hưng tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025
Phường Việt Hưng tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025), ngày 10/6/2025, Công an phường Việt Hưng đã tham mưu Đảng ủy, UBND phường tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2005 – 2025” với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa
01:40 15/07/2025
Thủ tục đăng ký xe tại Công an phường: Nhanh chóng, thuận tiện
Thủ tục đăng ký xe tại Công an phường: Nhanh chóng, thuận tiện
Kể từ ngày 1.3.2025, các đơn vị công an từ cấp xã, phường đến Phòng Cảnh sát giao thông đảm nhận việc đăng ký, cấp biển số xe trên địa bàn Hà Nội. Đến nay sau hơn 10 ngày triển khai thực hiện, mọi công việc đều thuận lợi. Từ hướng dẫn, giải quyết các thủ tục đăng ký xe máy, mô tô, xe máy chuyên dùng… Công an các phường cũng tạo mọi điều kiện bố trí chỗ làm việc, tiếp dân thuận tiện nhất
01:33 15/07/2025